Trang Những Câu Hỏi Thường Gặp

Trang Những Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ – Frequently Asked Questions) nhằm để trả lời các câu hỏi thường được nêu ra trong cộng đồng.

Oringinal file in English, Frequently Asked Questions (FAQ)

Tài liệu này được dịch sang tiếng Việt bởi Nathan Tran.

Nếu có những câu hỏi nào khác bạn muốn được trả lời xin liên lạc với chúng tôi.

Về OONI

OONI là gì?

Đài Quan Sát Mở về Can Thiệp Mạng là một đề án phần mềm miễn phí nhằm trao quyền cho các nỗ lực phi tập trung để gia tăng minh bạch việc kiểm duyệt internet trên thế giới.

Kể từ năm 2012, OONI đã phổ biến nhiều ứng dụng đo lường kiểm duyệt (OONI Probe)công bố công khai hơn một tỉ dữ liệu đo lường mạng về tình trạng kiểm duyệt internet trên thế giới.

Tại sao có OONI?

Bạn có thể dùng các công cụ phần mềm miễn phí, các phương pháp mở, và dữ liệu mở để phối kiểm các phát hiện, thực hiện lại nghiên cứu của chúng tôi, và điều tra tình trạng kiểm duyệt internet lại quốc gia của bạn.

Chúng tôi tạo ra OONI để hỗ trợ tranh luận công cộng, và vận động và tường trình dựa vào chứng cớ về việc kiểm soát thông tin.

OONI làm việc gì?

Để trao quyền cho các nỗ lực phi tập trung để gia tăng minh bạch việc kiểm duyệt internet trên thế giới, chúng tôi

Tại sao đo lường việc kiểm duyệt internet?

Kiểm duyệt internet có thể được coi là một sự vi phạm nhân quyền (như quyền tự do biểu đạt và quyền truy cập thông tin).

Tuy nhiên, để nhận diện việc *cố tình” chặn các trang web và dịch vụ khá rắc rối. Dưới đây là một số lý do tại sao:

  1. Khó để lưu ý việc ngăn chặn các trang và dịch vụ không phổ thông. Kiểm duyệt internet dễ nhận ra khi nó ảnh hưởng đến dịch vụ chúng ta thường dùng, hoặc khi việc chặn được truyền thông loan tải. Thí dụ như việc chặn Telegram và Instagram tại Iran được truyền thông đưa tin rộng rải và được quốc tế chú ý, trong khi đó việc chặn các trang web tôn giáo và sắc tộc thiểu số ít được biết đến.

  2. Kiểm duyệt internet thường khác biệt giữa các mạng trong cùng một quốc gia. Ở nhiều quốc gia, nhà mạng (ISP tức Internet Service Providers) ngăn chặn truy cập các trang web khác nhau, thường là theo lệnh không rõ ràng của nhà nước. Một trang web có thể bị chặn trong một mạng này nhưng lại truy cập được trong mạng khác.

  3. Đa số kỹ thuật kiểm duyệt có thể khó phát hiện. Khi một nhà mạng chặn một trang web, họ thường thông báo cho người dung biết là trang đó bị kiểm duyệt và thường kèm theo lý do pháp lý. Một số nhà mạng khác thì lại hiển thị một trang chặn trống không khiến người dùng không rõ là trang bị chặn hay bị vấn đề trục trặc kỹ thuật. Ở nhiều quốc gia, nhà mạng không phát ra trang chặn nào cả. Mà họ chặn trang web bằng những cách khác (chẳng hạn như thay đổi DNS trái phép, chặn TCP/IP, bơm RST). Những cách này không thông báo gì cả cho người dùng, cũng không đưa lý do biện minh cho kiểm duyệt. Trong những trường hợp này, khó để xác định trang bị cố tình chặn hay vì lý do gì khác (chẳng hạn như trục trặc kỹ thuật hoặc vì DNS bị cấu hình sai trật).

  4. Vài nhà mạng kết hợp một số kỹ thuật kiểm duyệt khác nhau. Trong khi nhà mạng có thể phát ra một trang chặn cho một vài trang web (thông báo là các trang này bị chặn), họ có thể chặn một số trang khác dùng kỹ thuật khác – khiến bạn không có khả năng để ý đến các trang khác bị chặn. Ở vài quốc gia, nhà mạng còn có trò chặn cùng trang web bằng các kỹ thuật khác nhau.

  5. Chặn quá đà và thiệt hại vạ lây. Thí dụ như tại Indonesia, Vimeo và Reddit bị chặn mặc dầu lệnh cấm đã được tháo gỡ được hơn 2 năm rồi. Tại Ai Cập một số trang web nằm trên cùng mạng CDN như trang The New Arab bị chặn cũng bị vạ lây.

  6. Một trang web hay dịch vụ không truy cập được không nhất thiết là trang/dịch vụ đó bị nhà mạng chặn. Có thể vì máy chủ ì ạch, hoặc chính trang/dịch vụ đó chặn hết các địa chỉ IP đến từ quốc gia bạn đang đứng (để tuân thủ theo luật lệ địa phương).

Đo lường kiểm duyệt internet, do đó, quan trọng vì nó cho phép chúng ta duyệt xét một mạng lưới và xem xét lý do tại sao chúng ta có thể hay không thể kết nối vào dịch vụ mạng.

Khi duyệt xét một mạng lưới, chúng tôi quan sát thấy nhà mạng nhái địa chỉ IP của trang web mà chúng tôi muốn truy cập. Dữ kiện này có thể là chứng cớ của việc cố tình can thiệp việc truy cập vào trang web.

Với việc dùng công cụ OONI Probe, bạn có thể đo lường mạng và thâu thập dữ liệu cho thấy cái gì bị chặn, chặn thế nào, khi nào và ai chặn.

OONI được tài trợ thế nào?

Cũng như đa số đề an trong giới phi lợi nhuận, OONI chính yếu được hỗ trợ qua các trợ cấp grants và quyên góp.

Một số nhà tài trợ chính cho chúng tôi là Văn phòng Dân Chủ, Nhân Quyền, và Lao Động (DRL)Ford Foundation.

Trong một thời gian dài Open Technology Fund (OTF) là người tài trợ chính cho chúng tôi, nguyên thủy hỗ trợ cho các hoạt động đầu tiên của OONI vào năm 2012. OTF đã hỗ trợ một số đề án phần mềm miễn phí nổi bật cho nhân quyền trên mạng, chẳng hạn như TorSignal.

Chúng tôi cũng đã nhận hỗ trợ từ Mozilla (Mozilla Open Source Support) để tân trang lại OONI Explorer. Việc xây dựng OONI Explorer lúc đầu (nguyên thủy ra mắt vào tháng Ba 2016) được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại Giao Đức. Trong một thời gian dài, chúng tôi cũng đã nhận hỗ trợ từ nhiều quỹ tư foundation như Media Democracy Fund (MDF), Internet Society (ISOC), và National Science Foundation (NSF).

Chúng tôi cũng nhận được các hình thức hỗ trợ khác, chẳng hạn như tặng vật từ các công ty như Google Jigsaw, Pantheon, Netlify, AirVPNVPNCompare. Chúng tôi nhận được hỗ trợ về hạ tầng cơ sở từ Greenhost và Amazon (để lưu trữ dữ liệu đo lường của OONI trên Amazon S3dùng các công cụ dữ liệu lớn để phân tích các con số đo lường).

Nếu bạn muốn hỗ trợ công việc của chúng tôi, xin tặng cho OONI.

OONI liên hệ thế nào với đề án Tor?

OONI thoát thai từ Đề án Tor.

Hồi năm 2011, các nhà phát triển Đề án Tor bắt đầu tạo dựng ra phương pháp và khung sườn mở với mục tiêu đo lường các hình thái can thiện mạng, với kết quả là sự ra đời của OONI.

Từ 2011 đến 2019, OONI là một trong những đề án trực thuộc đề án Tor. Đến năm 2020, OONI được bảo trợ tài chính của Trung Tâm Hermes cho Minh Bạch và Nhân Quyền Số, nhưng chúng tôi hoạt động động lập về mặt quản trị và gây quỹ.

Chúng tôi tiếp tục là một phần của cộng đồng Tor và cộng tác để đo lường tầm với của Tor.

OONI có trụ sở ở đâu?

OONI là một đề án toàn cầu, với một cộng đồng toàn cầu và một đội ngũ quốc tế.

Trong thời gian qua, thành viên của OONI đến từ nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Ý, Hy Lạp, Nam Phi, Cameroon, Ấn Độ, Nga, Đức, và Slovenia.

Chúng tôi không đặt trụ sở ở một quốc gia nào, vì chúng tôi không có văn phòng vật chất, và chúng tôi luôn luôn làm việc từ xa trên mạng.

Tình trạng pháp lý của OONI là gì?

OONI là một đề án phi lợi nhuận, nhưng không có đăng ký một thực thể pháp lý nào.

Từ 2011 đến 2019, OONI và một đề án trực thuộc Đề án Tor (một tổ chức phi lợi nhuận với quy chế 501(c)(3) đăng ký tại Hoa Kỳ). Đến năm 2020, OONI được bảo trợ tài chính của Trung Tâm Hermes cho Minh Bạch và Nhân Quyền Số. Trung tâm Hermes là một tổ chức quyền số phi lợi nhuận đăng ký tại Ý.

Tôi có thể đóng góp cách nào?

Có nhiều cách để bạn đóng góp!

OONI Probe

OONI Probe là gì?

OONI Probe là phần mềm nguồn mở miễn phí được thiết kế để đo lường kiểm duyệt internet và các hình thức can thiệp mạng khác.

Quốc gia của tôi không có chuyện kiểm duyệt. Tại sao phải chạy OONI Probe?

Chúng tôi thiết nghĩ đo lường kiểm duyệt tại mỗi quốc gia là một điều quan trọng (mặc dầu có hay không có trường hợp kiểm duyệt mạng nào được báo cáo), vì các lý do sau đây:

Kiểm tra của OONI Probe làm những việc gì?

OONI Probe bao gồm nhiều phần mềm kiểm tra miễn phí thiết kế để đo:

Kiểm tra của OONI Probe đo lường kiểm duyệt internet như thế nào?

Để đo việc chặn một trang web, OONI Probe tự động thực hiện một số kiểm tra trang web đó từ hai mạng khác nhau:

Kết quả từ hai mạng này được tự động so sánh. Nếu giống nhau, trang web đó được coi là truy cập được. Tuy nhiên, nếu kết quả khác nhau, trang web đó có thể bị chặn.

Bạn có thể tìm hiểu mỗi kiểm tra của OONI Probe làm việc thế nào qua các đường dẫn sau đây:

Bạn có thể xem chi tiết kỹ thuật của các bài kiểm tra nơi đây: https://github.com/ooni/spec/tree/master/nettests

Tôi không chuyên về kỹ thuật. Vậy tôi có chạy OONI Probe được không?

Được chứ! Bạn cài đặt ứng dụng di động OONI Probe (cho điện thoại hệ AndroidiPhone hệ iOS), là cách dễ nhất để chạy OONI Probe. Chỉ cần nhấn nút để chạy kiểm tra!

Bạn còn có thể chạy ứng dụng OONI Probe trên máy tính, với giao diện và các chức năng tương tự như ứng dụng di động OONI Probe.

Làm sao để chạy OONI Probe?

Bạn có thể chạy OONI Probe trên các hệ điều hành sau:

Tôi cho chạy OONI Probe xong. Tôi có nên gửi kết quả đến các bạn?

Không cần đâu. OONI Probe được thiết kế để tự động gửi kết quả đến chúng tôi ngay sau khi hoàn tất (trừ phi bạn chọn không gửi kết quả trong phần thiết đặt). Kết quả kiểm tra của bạn sẽ được tự động xử lýcông bố ngay lập tức.

Có nên chạy OONI Probe thường xuyên?

Nên chạy thường xuyên nếu được. Kiểm duyệt internet có thể xảy ra bất chợt, trong khi việc chặn và gỡ chặn dịch vụ internet có thể thay đổi theo thời gian.

Lý tưởng nhất là bạn bật mở kiểm tra tự động trong OONI Probe.

Làm sao để chạy OONI Probe tự động?

Bạn có thể bật mở chức năng “Kiểm tra tự động” trong phần thiết đặt của ứng dụng OONI Probe.

Trong phần thiết đặt này, bạn có tùy chọn để cho OONI Probe chạy tự động khi thiết bị kết nối vào WiFi và/hoặc đang xạc pin.

Linux OONI Probe giao diện dòng lệnh chạy tự động khi cài đặt dùng gói .deb.

Kéo dài việc chạy OONI Probe đến khi nào?

Càng lâu càng tốt. Kiểm duyệt internet có thể xảy ra bất chợt, trong khi việc chặn và gỡ chặn dịch vụ internet có thể thay đổi theo thời gian.

Mỗi lần bạn chạy OONI Probe, bạn đóng góp dữ liệu đo lường vào kho lưu trữ công cộng về can thiệp mạng (vì dữ liệu đo lường của bạn được công bố).

Để theo dõi việc kiểm duyệt internet dài lâu và có hiệu quả, bạn nên chạy OONI Probe càng lâu càng tốt (nhiều năm).

Tôi tìm thấy các trang web bị chặn. Làm sao để vượt thoát việc chặn đó?

Bạn có thể vượt thoát việc chặn các trang web hay ứng dụng bằng cách dùng Trình duyệt Tor hoặc VPN (chẳng hạn như Psiphon).

OONI Probe tìm thấy một middlebox trong mạng của tôi. Điều đó có nghĩa là tôi đang bị theo dõi?

Không nhất thiết.

Nhiều nhà mạng (ISP) đặt middleboxes cho nhiều mục tiêu khác nhau (chẳng hạn như bộ nhớ đệm – caching), mà có thể chẳng liên quan gì đến chuyện theo dõi, giám sát hay kiểm duyệt internet.

Tôi có thể đo lường kiểm duyệt internet ở một quốc gia nào đó từ xa được không?

Kiểm tra của OONI Probe được thiết kế với mục tiêu đo lường kiểm duyệt internet mà người dùng ở quốc gia đó gặp phải. OONI Probe thiết kế để đo lường mạng kết nối ở trong quốc gia đó.

Nếu bạn chạy kiểm tra từ xa (mà không thực sự ở ngay bên trong quốc gia đó) – thí dụ như xuyên qua một VPS – kết quả sẽ không chính xác vì OONI Probe không suy nghiệm ra được tình huống đó.

Cho việc kiểm tra từ xa, chúng tôi đề nghị các công cụ khác, chẳng hạn như Satellite. Công cụ này rà quét internet để tìm các DNS resolvers mở và gửi các truy vấn nhằm phát hiện ra việc chặn dựa vào DNS.

OONI Probe thâu thập những loại dữ liệu gì?

OONI Probe được soạn ra có quan tâm đến việc bảo mật và quyền riêng tư của người dùng, nhưng nó không phải là công cụ bảo vệ quyền riêng tư. Do đó chúng tôi chỉ nhắm thâu thập các loại dữ liệu nào cần thiết để đo lường các hình thái kiểm duyệt internet.

Mặc định OONI Probe thâu thập:

OONI Probe không thâu thập địa chỉ IP của bạn.

Chúng tôi có thể vô tình thâu thập địa chỉ IP và những thông tin có thể nhận dạng cá nhân khác nếu chúng nằm trong tiêu đề HTTP hoặc trong các metadata khác. Các dữ liệu này có thể bị thâu thập nếu trang web đang được OONI Probe kiểm tra có dùng công nghệ theo dõi hoặc có chứa nội dung tùy thích. Chúng tôi có biện pháp để tháo bỏ địa chỉ IP và các thông tin có thể nhận dạng cá nhân ra khỏi cơ sở dữ liệu để giảm bớt rủi ro cho bạn.

Tìm hiểu thêm về cách thức xử lý dữ liệu của trong trang Chính Sách Dữ Liệu của OONI: https://ooni.org/about/data-policy/

Làm sao để chọn không gửi dữ liệu đo lường cho OONI?

Trong phần thiết đặt của ứng dụng OONI Probe, bạn có thể tắt tùy chọn “Tự động Công bố Kết quả” để chọn không chia sẻ (và công bố) bất cứ dữ liệu đo lường nào.

Chạy OONI Probe có những rủi ro gì?

Chạy OONI Probe có thể gặp một số rủi ro, tùy theo mô thức đe dọa và quốc gia mà bạn đang dùng OONI Probe.

Một số điều cần lưu tâm:

Để tìm hiểu thêm về các rủi ro tiềm tàng khi dùng OONI Probe, xin đọc tài liệu: https://ooni.org/about/risks/

Làm sao để giảm thiểu rủi ro khi cho chạy OONI Probe?

Chúng tôi cung cấp cho bạn thật nhiều chọn lựa để bạn có thể giảm thiểu rủi ro và tùy chỉnh việc sử dụng OONI Probe tùy theo mức độ yên tâm của bạn.

Bạn có thể:

Chạy OONI Probe xuyên qua VPN được không?

Không nên chạy OONI Probe xuyên qua VPN vì làm thế bạn đâu có đo lường mạng muốn đo. Khi chạy qua VPN, bạn đang đo lường mạng của VPN cung cấp, và nhiều phần không bị kiểm duyệt.

Để bắt lấy chứng cớ của kiểm duyệt internet (như trải nghiệm của một người dùng mạng tại địa phương), tắt VPN (hoặc những phần mềm vượt thoát khác) trước khi chạy kiểm tra OONI Probe.

OONI có cung cấp tư vấn pháp lý?

Không. Chúng tôi là một đội ngũ phát triển phần mềm, do đó không thể giúp tư vấn pháp lý.

Tuy nhiên, chúng tôi có chia sẻ một số câu hỏi mà bạn có thể hỏi luật sư của bạn liên quan đến việc sử dụng OONI Probe: https://ooni.org/about/risks/#seeking-legal-advice

Kiểm tra trang web

Các trang web nào sẽ được kiểm tra xem có bị kiểm duyệt?

Khi bạn nhất nút “Chạy” trong ứng dụng OONI Probe, bạn sẽ kiểm tra các trang web trong hai danh sách sau đây:

Bất kể bạn đang chạy OONI Probe từ quốc gia nào, bạn sẽ luôn kiểm tra các trang trong danh sách kiểm tra toàn cầu.

OONI Probe sẽ tự động xác định danh sách quốc gia nào sẽ được kiểm tra dựa vào quốc gia bạn đang có mặt và chạy OONI Probe. Lấy thí dụ, nếu bạn cho chạy OONI Probe ở Brazil, bạn sẽ kiểm tra các trang web từ danh sách toàn cầu và từ danh sách kiểm tra của Brazilian. Nếu bạn du lịch đến Đức và chạy OONI Probe, bạn sẽ kiểm tra các trang web từ danh sách toàn cầu và danh sách của Đức

Danh sách kiểm tra là gì?

Danh sách kiểm tra là một danh sách các trang web sẽ được kiểm tra coi có bị kiểm duyệt không.

Tại sao OONI Probe dùng danh sách kiểm tra?

Kiểm tra tất cả các trang web trên internet không thể khả thi, nhất là khi OONI Probe được chạy bởi người dùng bị giới hạn băng thông. Do đó chúng tôi phải giới hạn việc kiểm tra trong vòng một số trang web nhất định.

Danh sách kiểm tra có các lợi điểm sau đây:

Tại sao ứng dụng di động OONI Probe không kiểm tra hết tất cả các trang trong danh sách?

Vì giới hạn của băng thông, việc kiểm tra trang web bằng ứng dụng di động OONI Probe mặc định giới hạn trong vòng 90 giây. OONI Probe sẽ chọn một số trang web ngẫu nhiên (từ danh sách toàn cầu và danh sách tùy quốc gia list) rồi kết nối vào những trang này càng nhiều càng tốt trong vòng 90 giây.

Ứng dụng OONI Probe trên máy tính kiểm tra tất cả các trang web (từ danh sách toàn cầu và danh sách tùy quốc gia list) trong cùng một đơt. Tuy nhiên bạn có thể giới hạn số lượng trang web được kiểm tra trong phần thiết đặt của ứng dụng.

Làm sao để đổi thời lượng kiểm tra trong ứng dụng di động OONI Probe để có thể kiểm tra nhiều trang web hơn?

Bạn xem hướng dẫn từng bước một (có hình minh họa) sau đây để biết cách kiểm tra toàn bộ các trang web (liệt kê trong danh sách kiểm tra của Citizen Lab):

Làm sao để tìm danh sách kiểm tra của quốc gia tôi?

Danh sách kiểm tra của mỗi quốc gia được lưu giữ dưới dạng tập tin CSV trong kho danh sách kiểm tra của Citizen Lab trong GitHub.

Các tập tin này giữ dưới dạng: mã quốc gia chấm csv. Lấy thí dụ, danh sách kiểm tra của Brazil sẽ là tập tin mang tên br.csv (vì “BR” là mã quốc gia của Brazil).

Bạn tìm danh sách kiểm tra của quốc gia bạn bằng cách tìm tập tin CSV với mã số quốc gia của bạn.

Tại sao quốc gia của tôi không có danh sách kiểm tra?

Nếu bạn không thấy danh sách kiểm tra của quốc gia mình thì có lẻ vì chưa có. Trong trường hợp này, OONI Probe chỉ làm kiểm tra các trang web nào có trong danh sách toàn cầu.

Hãy giúp chúng tôi lập ra danh sách kiểm tra cho quốc gia của bạn.

Ai quyết định trang web nào nằm trong danh sách kiểm tra?

Bất cứ ai! Danh sách kiểm tra được giữ công khai trên GitHub của Citizen Lab để khuyến khích sự đóng góp và duyệt xét của cộng đồng.

Chúng tôi khuyến khích bạn duyệt xét lại các trang web trong danh sách kiểm tra và đề nghị thêm URLs.

Làm thế nào để đề nghị thêm trang vào danh sách kiểm tra?

Bạn có thể đề nghị thêm các trang web được kiểm tra qua các nền sau đây:

Tôi không có tài khoản GitHub, nhưng muốn đề nghị URL để kiểm tra. Làm thế nào đây?

Một số đóng góp lớn lao nhất cho danh sách kiểm tra đến từ những người không có dùng GitHub (chẳng hạn như các chuyên gia xã hội), nhất là khi cập nhật danh sách kiểm tra đòi hỏi sự hiểu biết về tình hình chính trị xã hội của quốc gia đó.

Nếu bạn không có tài khoản GitHub và muốn đóng góp vào danh sách kiểm tra, bạn có thể dùng Test Lists Editor

Xin đọc Test Lists Editor hướng dẫnscreencast.

Khác biệt gì giữa danh sách kiểm tra và danh sách bị chặn?

Danh sách kiểm tra là một danh sách trang web sẽ được kiểm tra để xem có bị chặn không.

Trong khi đó, danh sách bị chặn là một danh sách trang web bị cấm đoán (theo pháp luật), mà tất cả thường bị ngăn chặn.

Một vài chính quyền thỉnh thoảng có công bố danh sách bị chặn chính thức (hoặc bị tiết lộ) bao gồm danh sách các trang web bị cấm đoán tại quốc gia đó. Nhà mạng (ISP) được lệnh chặn không cho truy cập các trang trong danh sách bị chặn đó, thường là hàng trăm (hoặc hàng ngàn) địa chỉ URL có nội dung bất hợp pháp tại quốc gia đó (như cờ bạc, chia sẻ tập tin, khiêu dâm, v.v…).

Danh sách kiểm tra, trong khi đó, không giới hạn vào các trang bị chặn. Đúng hơn, chúng nhằm mục đích giám sát khi có thay đổi chính sách – nội dung gì có xác xuất sẽ bị chặn hay không chặn.

Tuy danh sách kiểm tra có cả một vài trang web biết chắc là bị chặn (hữu ích cho việc dò xét kỹ thuật kiểm duyệt nhà mạng ISP sử dụng), đa số các trang thêm vào trong danh sách không bị chặn tại địa phương.

Với danh sách kiểm tra, chúng tôi nhằm khám phá kiểm duyệt internet (bằng cách nhận diện các trang bị chặn mà trước đó thì truy cập được), chứ không phải chỉ muốn xác nhận bị chặn.

Loại trang web nào được OONI Probe kiểm tra?

OONI Probe kiểm tra các trang web (nằm trong danh sách của Citizen Lab) thuộc về 30 thể loại đa dạng.

Các thể loại này bao gồm từ truyền thông tin tức, văn hóa, nhân quyền cho đến các thể loại khiêu khích hoặc bị chống đối, như nội dung khiêu dâm (những loại này được đưa vào vì chúng nhiều xác suất bị chặn, do đó giúp phát hiện được kỹ thuật kiểm duyệt của nhà mạng).

Làm thế nào để chọn thể loại trang web để kiểm tra?

Theo mặc định, OONI Probe sẽ kiểm tra các trang web thuộc về 30 thể loại chuẩn.

Bạn có thể giới hạn việc kiểm tra vào một thể loại trang web nào đó (thí dụ như chỉ kiểm tra các trang truyền thông) bằng cách theo các bước được chỉ dẫn sau đây:

Làm thế nào để chọn trang web để kiểm tra?

Bạn có thể kiểm tra các trang web bạn muốn (hơn là các trang nằm trong danh sách kiểm tra) bằng cách theo các bước hướng dẫn sau đây:

Làm thế nào để kiểm tra một danh sách URL tôi tự chọn?

Nếu bạn muốn kiểm tra một danh sách trang web khá dài, mà thêm vào từng trang một bằng cách nhấn nút “Chọn trang web” trong ứng dụng di động OONI Probe khá cực nhọc.

Bạn có thể tạo ra danh sách URL tự chọn. Xin theo hướng dẫn trong OONI Probe Mobile – di động.

Dữ liệu của OONI

Dữ liệu của OONI là gì?

Dữ liệu của OONI là các dữ liệu đo lường mạng thâu thập được qua các kiểm tra của OONI Probe.

Tại sao OONI công bố dữ liệu?

Chúng tôi công bố toàn bộ dữ liệu đo lường của OONI Probe trên toàn thế giới theo thời gian thực nhằm để:

OONI công bố dữ liệu nơi đâu?

Chúng tôi công bố, theo thời gian thực, dữ liệu đo lường khắp nơi trên thế giới qua các nguồn sau:

Làm sao để diễn giải dữ liệu của OONI?

Mỗi đo lường do kiểm tra của OONI Probe tạo ra. Tùy theo cách hoạt động của từng kiểm tra, mà mỗi đo lường có một dạng dữ liệu đặc thù. Do đó mỗi kiểm tra mỗi khác.

Một cách tổng quát, kiểm tra của OONI Probe sẽ cho ra một trong ba loại kết quả sau:

Làm sao để lấy và phân tích dữ liệu của OONI?

Bạn có các lựa chọn sau đây:

Chúng tôi đề nghị lấy dữ liệu OONI từ S3 bucket của Amazon nếu bạn dự tính xử lý hàng loạt dữ liệu (thí dụ như toàn bộ dữ liệu đo lường của một quốc gia để truy vấn).

Vì có những công cụ khác (như OONI Explorer) phụ thuộc vào OONI API, tốt nhất là nên giới hạn việc dùng API cho các truy vấn nhỏ (để tránh tác động đến hiệu suất của các công cụ khác phụ thuộc vào API).

OONI Explorer

OONI Explorer là gì?

OONI Explorer là một nguồn dữ liệu mở về kiểm duyệt internet khắp thế giới. Chứa hơn một tỉ dữ liệu đo lường thâu thập từ hơn 200 quốc gia từ năm 2012. Hàng ngày, có hàng trăm ngàn dữ liệu đo lường mới trên thế giới được công bố trên OONI Explorer.

Làm thế nào để dùng OONI Explorer đi tìm các trang web bị chặn?

Bạn có thể xem các trang bị chặn gần đây trên thế giới qua các bước sau đây:

  1. Vào trang OONI Explorer

  2. Bấm vào “Tìm kiếm” (góc phải bên trên)

  3. Chọn “Được xác nhận” (dưới “Tình trạng” trong tùy chọn sàng lọc bên trái)

  4. Bấm vào “Kết quả sàng lọc

Tất cả dữ liệu đo lường trong OONI Explorer sẽ được sàng lọc để hiển thị những trang web nào được xác nhận bị chặn trên thế giới (theo kiểm tra của OONI Probe).

Để xem các trang web có thể bị chặn:

  1. Bấm vào “Tìm kiếm” (góc phải bên trên OONI Explorer)

  2. Chọn “Bất thường” (dưới “Tình trạng” trong tùy chọn sàng lọc bên trái)

  3. Bấm vào “Kết quả sàng lọc

Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi diễn giải kết quả này, vì có thể có tình trạng dương tính giả.

Làm thế nào để truy cập các dữ liệu đo lường?

Bạn có thể tìm dữ liệu đo lường của OONI (tức là kết quả kiểm tra của OONI Probe) bằng các bước sau:

  1. Vào trang OONI Explorer

  2. Bấm vào “Tìm kiếm” (góc phải bên trên)

Mỗi một hàng bạn thấy (trong trang Tìm kiếm) – bao gồm mã quốc gia, ASN, ngày tháng, và tên kiểm tra – là một đo lường (kết quả kiểm tra của OONI Probe).

Lấy thí dụ:

đo lường của OONI

  1. Bấm vào từng đo lường để xem.

Thí dụ của một trang đo lường:

trang đo lường OONI

Làm thế nào để dùng OONI Explorer đi tìm dữ liệu của OONI?

Nếu bạn cuộn xuống bất cứ trang đo lường của OONI (trang đo lường thí dụ), bạn sẽ thấy dữ liệu thô của đo lường mạng – mà bạn có thể tải xuống dưới dạng JSON.

Dữ liệu đo lường mạng sẽ khác biệt tùy theo kiểm tra của OONI Probe nào được chạy.

Làm thế nào để tìm “chứng cớ kiểm duyệt internet” trong một đo lường?

Trước tiên, có hai điều cần lưu ý:

Theo đó, bạn có thể dễ dàng tìm ra chứng cớ của kiểm duyệt internet qua các bước sau:

  1. Bấm vào “Tìm kiếm” (góc phải bên trên của OONI Explorer)

  2. Chọn “Được xác nhận” (dưới “Tình trạng” trong tùy chọn sàng lọc bên trái)

  3. Bấm vào “Kết quả sàng lọc

Tất cả đo lường của OONI sẽ được sàng lọc để chỉ hiện ra các nhà mạng trên thế giới có gửi ra trang chặn. Kết quả được liệt kê từ các trường hợp xảy ra gần nhất, và sẽ được tự động cập nhật với đo lường mới mỗi ngày.

  1. Bấm vào một đo lường

Thí dụ của một đo lường “xác nhận bị chặn”:

đo lường xác nhận bị chặn

  1. Cuộn xuống để xem dữ liệu thô của đo lường mạng

Dữ liệu đo lường thô

Bạn có thể tải xuống dữ liệu trong dạng JSON

Tương tự như các bước trên, bạn có thể tìm ra các trường hợp kiểm duyệt internet bằng cách chọn “Bất thường” (thay vì “Được xác nhận”) dưới phần “Tình trạng” của công cụ tìm kiếm trong OONI Explorer. Tuy nhiên, xác nhận các trường hợp đó rắc rối hơn và tốt nhất là đi hỏi chuyên gia.

Làm thế nào để tìm các trang web bị chặn tại quốc gia của tôi?

Bạn có thể tìm các trang web bị chặn trong quốc gia của bạn bằng cách sau đây:

  1. Vào trang OONI Explorer

  2. Bấm vào “Tìm kiếm” (góc phải bên trên)

  3. Chọn quốc gia của bạn trong menu “Quốc gia” thả xuống bên trái

  4. Chọn “Kết nối Web” trong menu “Tên Kiểm tra” thả xuống bên trái

  5. Chọn “Bất thường” và/hoặc “Được xác nhận” (dưới phần “Tình trạng”)

  6. Bấm vào “Kết quả sàng lọc

Xin cẩn trọng khi diễn giải kết quả “bất thường”, vì có thể xảy ra tình trạng dương tính giả.

Kết quả “Được xác nhận” chặn chỉ hiển thị khi nào nhà mạng ISP gửi ra trang chặn cho các trang được kiểm tra.

Làm thế nào để xem một trang web nào đó có bị chặn hay không?

Bạn có thể kiểm xem một trang web nào đó (như twitter.com chẳng hạn) có bị chặn không bằng cách sau đây:

  1. Vào trang OONI Explorer

  2. Bấm vào “Tìm kiếm” (góc phải bên trên)

  3. Chọn quốc gia trong menu “Quốc gia” thả xuống bên trái

  4. Chọn “Kết nối Web” trong menu “Tên Kiểm tra” thả xuống bên trái

  5. Điền vào tên miền (ví dụ như twitter.com) của trang web trong phần “Miền”

  6. Chọn “Bất thường” và/hoặc “Được xác nhận” (dưới phần “Tình trạng”)

  7. Bấm vào “Kết quả sàng lọc

Xin cẩn trọng khi diễn giải kết quả “bất thường”, vì có thể xảy ra tình trạng dương tính giả.

Kết quả “Được xác nhận” chặn chỉ hiển thị khi nào nhà mạng ISP gửi ra trang chặn cho các trang được kiểm tra.

Tại sao tôi không tìm thấy kết quả cho một trang web nào đó?

Nếu bạn tìm kết quả kiểm tra của một trang web nào đó (theo hướng dẫn của các câu trả lời bên trên) và không thấy gì cả, lý do có thể như sau:

Làm sao để xem một trang web có bị chặn trong một thời điểm nào đó?

Để giới hạn kết quả trong một thời điểm nào đó, vào trang OONI Explorer và làm như sau:

  1. Bấm vào “Tìm kiếm” (góc phải bên trên)

  2. Chọn quốc gia trong menu “Quốc gia” thả xuống bên trái

  3. Chọn “Kết nối Web” trong menu “Tên Kiểm tra” thả xuống bên trái

  4. Chọn thời điểm bằng cách chọn ngày trong các ô lịch “Từ” và “Cho đến”

  5. Chọn “Bất thường” và/hoặc “Được xác nhận” (dưới phần “Tình trạng”)

  6. Bấm vào “Kết quả sàng lọc

Xin cẩn trọng khi diễn giải kết quả “bất thường”, vì có thể xảy ra tình trạng dương tính giả.

Kết quả “Được xác nhận” chặn chỉ hiển thị khi nào nhà mạng ISP gửi ra trang chặn cho các trang được kiểm tra.

Cụm từ “Được Xác Nhận” nghĩa là sao?

Một đo lường gọi là “được xác nhận chặn” khi chúng tôi biết chắc là trang/ứng dụng/công cụ đó bị chặn. Dựa vào suy nghiệm hiện thời của chúng tôi, điều này chỉ áp dụng vào các trang web khi nhà mạng (ISP) gửi ra trang chặn (để báo cho người dùng biết là trang web bị cố tình chặn) hoặc khi phân giải DNS cho ra địa chỉ IP có liên hệ đến kiểm duyệt.

Khi chọn “Được xác nhận” trong OONI Explorer, bạn sẽ xem tất cả kết quả kiểm tra của OONI Probe trên thế giới được chúng tôi xác nhận là trang web có bị chặn.

Tôi biết có nhiều trang web khác bị chặn. Tại sao OONI Explorer lại không liệt kê các trang đó khi tôi chọn “Được xác nhận”?

Tùy chọn “Được xác nhận” chỉ cho ra kết quả (các trang bị chặn) cho những trường hợp thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây:

Trong lúc chúng tôi luôn cải thiện thuật toán suy nghiệm để phát hiện kiểm duyệt, những trường hợp này sẽ thay đổi theo thời gian. Để có thêm chi tiết kỹ thuật, xin xem mã nguồn tại ooni/pipeline.

Tại sao OONI xác nhận là có kiểm duyệt khi thấy một trang thông báo bị chặn?

Trang chặn là một trang thông báo cho người dùng biết là trang web bị cố tình chặn. Trang chặn cũng thường có dẫn giải lý do pháp lý để chặn. Vì thế không có hoài nghi gì về việc trang web này bị kiểm duyệt, vì chính nhà mạng cũng minh bạch về chuyện cố tình chặn này.

Thí dụ của một trang chặn từ một nhà mạng ở Indonesia

trang chặn từ Indonesian

Hơn nữa, trang chặn có chứa dấu vết để giúp việc tự động phát hiện. Một khi chúng tôi phát hiện dấu vết của trang chặn và cho vào kho dữ liệu, chúng tôi có thể rà quét các đo lường để tìm ra các đo lường khác chứa cùng dấu vết. Nhờ thế, chúng tôi có thể tự động phát hiện việc chặn nhiều trang web khác.

Tại sao OONI không xác nhận các trường hợp kiểm duyệt internet khác (ngoài những trang web bị chặn)?

Những trường hợp kiểm duyệt khác (như thay đổi DNS trái phép hoặc chặn TCP/IP) khó thấy hơn, vì nhà mạng không nói thẳng thừng với người dùng là trang web bị chặn (như họ thông báo với trang chặn).

Hơn nữa, có nhiều lý do mà các trường hợp này trông có vẻ như kiểm duyệt, nhưng thật ra không phải vậy (do đó khiến việc phát hiện tự động không dễ chút nào). Lấy thí dụ, kiểm tra chạy trong một mạng không ổn định sẽ gây ra lỗi TCP/IP, mà có thể chẳng dính líu gì đến việc chặn TCP/IP. Cũng có khi một trang web chứa trên một máy chủ không ổn định, hoặc chính chủ nhân trang web chặn một số IP không cho truy cập. Hoặc các bất thường của DNS là hệ quả của Cấu hình DNS sai trật, chứ không phải cố tình chặn dựa vào DNS.

Do đó thường cần phải xem xét từng đo lường theo từng trường hợp một để kiểm tra dữ liệu cẩn thận và xác định cho chính xác lý gì kiểm tra không thành công.

Tự động phân biệt sự kiện cố tình kiểm duyệt với sự cố bất thường mạng là một thách đố khó khăn trước nay. Tuy thế chúng tôi thường xuyên tiếp tục cải tiện thuật toán suy nghiệm để có thể tự động dò xét, phát hiện ra các hình thái kiểm duyệt internet khác.

Cụm từ “Bất thường” nghĩa là sao?

Một đo lường “bất thường” là một kết quả kiểm tra được đánh dấu vì thấy có chỉ dấu của can thiệp mạng (chẳng hạn như chặn trang web/ứng dụng, hoặc có mặt của middlebox).

Khi thấy có trang chặn, OONI đánh dấu đo lường đó là “được xác nhận”. Tất cả các trường hợp khác của kiểm duyệt internet (như thay đổi DNS trái phép, hoặc chặn TCP/IP) được cho là đo lường “bất thường”.

Tuy nhiên một đo lường bất thường không nhất thiết có bằng chứng của kiểm duyệt internet, vì có thể đó là tình trạng dương tính giả.

Một cách căn bản, một đo lường bất thường cho thấy có gì đó sai trái và chúng ta nên đào sâu hơn vào dữ liệu đo lường để xác định chuyện gì xảy ra.

Tại sao OONI Explorer cho rằng một trang web hay một ứng dụng nào đó tôi truy cập được lại bị chặn tại quốc gia của tôi?

Có hai lý do chuyện này xảy ra:

  1. Có thể trang web hay ứng dụng đó bị một nhà mạng khác trong quốc gia bạn chặn lại, trong khi đó nhà mạng bạn đang sử dụng thì không chặn.

  2. Kết quả kiểm tra là một dương tính giả. Hai câu hỏi đáp tiếp theo đây sẽ giải thích thêm về chuyện này.

Dương tính giả nghĩa là gì?

Dương tính giả là tình trạng tưởng vậy mà không phải vậy; tưởng có mà không; là khi kết quả kiểm tra của OONI Probe (đánh dấu là ““bất thường””) cho rằng là có can thiệp mạng (chẳng hạn như trang web/ứng dụng bị chặn), mà thật sự không phải vậy.

Khi đo lường xem trang web có truy cập được không, OONI Probe so sánh kết quả từ mạng của bạn với kết quả từ mạng không có kiểm duyệt. Nếu kết quả không giống, cho thấy là có can thiệp mạng. Nhiều trường hợp bất thường thực sự là có can thiệp mạng, trong khi đó có vài trường hợp là dương tính giả.

Tại sao dương tính giả xảy ra?

Dương tính giả có thể xảy ra vì nhiều lý do.

Sau đây là vài lý do có thể gây ra dương tính giả khi kiểm tra trang web:

Khi OONI Probe chạy **kiểm tra tin nhắn nhanh ** (WhatsApp, Facebook Messenger, Telegram), dương tính giả có thể xảy ra khi nhà cung cấp ứng dụng thay đổi hạ tầng cơ sở khiến ảnh hưởng đến việc kiểm tra.

Khi OONI Probe chạy kiểm tra middlebox, dương tính giả có thể xảy ra vì có vấn đề với hạ tầng cơ sở phía sau của OONI Probe.

Khi chạy bất cứ kiểm tra nào của OONI Probe, dương tính giả xảy ra có thể vì lỗi phần mềm đến từ kết cấu của thiết bị bạn đang dùng và cấu hình mạng.

Làm sao để nhận ra tình trạng dương tính giả?

Nhận ra các dương tính giả khá rắc rối, ngay cả cho kỹ sư tin học. Việc này đòi hỏi xem xét dữ liệu đo lường mạng cẩn thận, có sự hiểu biết rõ ràng về cách vận hành của các kiểm tra của OONI Probe, phân tích dữ liệu trong một thời gian dài (để xem mục tiêu kiểm tra có luôn thể hiện sự bất thường trong cùng mạng), và đánh giá và loại trừ các lý do nào khác có thể gây ra bất thường (thí dụ, bằng cách kiểm tỉ lệ hỏng toàn cầu của một trang).

Là một phần của Chương trình Đối tác OONI, chúng tôi giúp phân tích dữ liệu cho các tổ chức nhân quyền có hợp tác với chúng tôi. Tất cả dữ liệu và phương thức của OONI đều là nguồn mở với hy vọng các chuyên viên phân tích dữ liệu khác cũng sẽ hỗ trợ cộng đồng.

Chúng tôi khuyến khích bạn liên lạc (qua email hay Slack) nếu bạn không rõ về một đo lường nào đó và dự tính dùng nó (giả dụ vậy) để làm báo cáo.

Nói chung, chúng tôi đề nghị nhìn vào kết quả qua một thời gian, hơn là chỉ nhìn một lần (trừ phi được đánh dấu là “được xác nhận”). Lấy thí dụ, nếu bạn quan sát thấy một trang web được kiểm tra lúc nào cũng có sự bất thường (ví dụ như thay đổi DNS trái phép) trong một mạng ở một quốc gia, có lẻ nhiều phần là có sự can thiệp. Trong khi đó, nếu một đo lường (giả dụ) cho thấy có sự bất thường TCP, nhưng tất cả các đo lường khác kiểm tra trang web đó lại thành công, có lẻ nhiều phần sự bất thường TCP đó là một dương tính giả.

Làm thế nào để xem kết quả từ các kiểm tra khác của OONI Probe?

Bạn có thể sàng lọc OONI Explorer để tìm kết quả từ các kiểm tra khác của OONI Probe bằng các bước sau:

  1. Bấm vào “Tìm kiếm” (góc phải bên trên)

  2. (tùy ý) Chọn quốc gia trong menu “Quốc gia” thả xuống bên trái

  3. Chọn một kiểm tra OONI Probe trong menu “Tên Kiểm tra” thả xuống bên trái

  4. (tùy ý) Chọn “Bất thường”

  5. Bấm vào “Kết quả sàng lọc

Xin cẩn trọng khi diễn giải kết quả “bất thường”, vì có thể xảy ra tình trạng dương tính giả.

Tại sao quốc gia tôi không có các dữ liệu đo lường gần đây nhất trong OONI Explorer?

OONI Explorer tự động công bố kết quả kiểm tra (dữ liệu đo lường) của người dùng OONI Probe gần theo thời gian thực, nội trong vòng vài phút sau khi kiểm tra được chạy.

Nếu không có đo lường nào gần đây từ quốc gia của bạn, điều đó có nghĩa là:

Bạn có thể đóng góp dữ liệu đo lường bằng cách chạy OONI Probe tại quốc gia bạn. Cách dễ nhất là chạy kiểm tra từ ứng dụng OONI Probe di động trên các thiết bị AndroidiOS.